Trà là một thức uống phổ biến ở nhiều quốc gia, không chỉ vì hương vị thơm ngon mà còn vì những lợi ích cho sức khỏe như tăng cường sự tỉnh táo, cung cấp chất chống oxy hóa, và giúp thư giãn.
Tùy thuộc vào cách chế biến và khu vực sản xuất, trà có thể có nhiều hương vị và đặc điểm khác nhau. Các loại trà như trà xanh, trà đen, trà ô long, trà trắng đều có nguồn gốc từ cây trà này, nhưng chúng được chế biến theo các phương pháp khác nhau (như lên men hay không lên men) để tạo ra những đặc trưng riêng biệt.
Trà là một sản phẩm dễ bị oxy hóa nếu không được bảo quản đúng cách sẽ bị sẫm màu, mất hương vị, có nấm môc, làm giảm giá trị của trà. Vì vậy, cần có những cách bảo quản trà theo từng loại trà giúp lưu giữ trọn vẹn tinh túy của mỗi cốc trà.
Bảo quản và cất giữ trà khô hay tươi thường phải là nơi khô ráo, có độ ẩm dưới 6%, khuyến khích là 3% đến 4% hoặc để trong tủ lạnh (tốt nhất là 0°C), được hút chân không và để trong điều kiện ánh sáng và nhiệt độ lý tưởng.
1. Bảo quản trong tủ lạnh
Việc bảo quản trà trong tủ lạnh có thể giúp giữ được độ tươi và hương vị của trà, nhưng cần lưu ý một số điều để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của trà.
Bảo quản trà đã pha
- Trà đã pha có thể được bảo quản trong tủ lạnh trong khoảng 2-3 ngày. Sau khi pha xong, bạn nên cho trà vào bình kín hoặc lọ thủy tinh để tránh bị lẫn mùi từ các thực phẩm khác trong tủ lạnh.
- Nếu trà đã thêm đường hoặc các nguyên liệu khác (như chanh, mật ong), bạn nên tiêu thụ trong vòng 1-2 ngày để tránh trà bị hỏng.
Bảo quản trà khô
- Trà khô cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp và không khí ẩm. Nếu bạn muốn bảo quản trà khô trong tủ lạnh, hãy đặt trà vào trong một hộp kín hoặc túi zip có thể chống ẩm để tránh hơi ẩm từ tủ lạnh làm hỏng chất lượng trà.
- Tránh việc lấy trà ra ngoài và cho vào tủ lạnh quá nhiều lần, vì sự thay đổi nhiệt độ có thể làm trà mất đi hương vị ban đầu. Thay vào đó, bạn nên lấy một lượng trà vừa đủ cho mỗi lần sử dụng.
Lưu ý khi bảo quản trà trong tủ lạnh
- Không bảo quản trà đã pha quá lâu trong tủ lạnh, vì trà có thể bị mất hương vị và chất lượng.
- Đảm bảo trà được bảo quản trong hộp kín để tránh tiếp xúc với không khí quá lâu, vì điều này có thể làm trà mất đi hương vị và chất lượng.
2. Bảo quản trà trong hộp đựng thủy tinh, kim loại, thiếc, gỗ
Các lon gỗ, sắt, inox, thủy tinh, hộp thiếc có kết cấu đặc, thiết kế dạng đứng có nắp đậy kín, giúp trà tránh tiếp xúc với không khí bên ngoài.
Lưu ý trước khi cho trà vào lưu trữ
- Nên vệ sinh sơ qua bằng cách cho một lượng trà vụn nhỏ vào bình, đậy nắp bình, lắc đều liên tục xung quanh để làm loại bỏ mùi và làm sạch thành bình.
- Trà sau khi bỏ vào hộp đựng, đặt ở nơi thoáng mát, không để ở những vị trí chịu ảnh hưởng bởi ánh nắng trực tiếp, nơi không có mùi, ẩm thấp, nguồn nhiệt cao, tránh hộp đựng bị gỉ, bị oxy hóa nếu làm bằng kim loại
3. Bảo quản bằng túi nhôm, túi zip
Sử dụng các loại túi nhôm hoặc túi zip hiện đại, chuyên dụng để đựng trà. Không khí trong túi zip được đẩy hết ra sau khi bỏ trà vào, kéo zip kín và bỏ vào tủ lạnh, có thể hàn miệng túi bằng máy hàn miệng túi, cho vào túi ni lông buộc chặt.
4. Bảo quản trà bằng túi đựng thực phẩm
Nếu lượng trà cần lưu trữ không quá nhiều, cần sử dụng ngày trong vài ngày sau, có thể gói trà vào một miếng giấy trắng, không mùi, bọc thêm một lớp giấy kraft và quấn thêm một lớp màng bọc thực phẩm bên ngoài, tránh có khe hở, bọp nhẹ để không khí ra hết và buộc kín miệng túi.
Lưu ý:
- Trà bị mốc có thể gây hại cho sức khỏe, vì vậy nếu trà đã bị mốc nghiêm trọng và có mùi lạ hoặc có dấu hiệu hư hỏng, tốt nhất là không nên sử dụng mà hãy bỏ đi.
- Để tránh trà bị mốc trong tương lai, hãy kiểm tra kỹ độ ẩm trong không gian bảo quản và bảo quản trà trong những hộp kín hoặc túi chống ẩm.
Nếu trà chỉ bị ẩm nhẹ và bạn xử lý kịp thời, nó vẫn có thể được cứu chữa và tiếp tục sử dụng. Nhưng nếu có dấu hiệu mốc nặng, tốt nhất bạn nên loại bỏ để bảo vệ sức khỏe.